Thăng trầm làng muối Tuyết Diêm
Thông thường, mỗi phiên bản iPhone cao cấp đều vượt trội hơn so với các đối thủ Android trong các bài kiểm tra hiệu suất. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Galaxy S25 Ultra đã làm thay đổi điều này, ít nhất trong bài kiểm tra mới nhất khi so sánh với iPhone 16 Pro Max.Bài kiểm tra tốc độ được thực hiện bởi PhoneBuff, sử dụng một robot để chạy cùng một bộ ứng dụng trên cả hai điện thoại. Vòng đầu tiên đo tốc độ mở ứng dụng lần đầu tiên, trong khi vòng thứ hai kiểm tra khả năng giữ ứng dụng trong bộ nhớ. Theo bài kiểm tra, Galaxy S25 Ultra đã hoàn thành vòng đầu tiên của bài kiểm tra với tốc độ nhanh hơn iPhone 16 Pro Max đến 16 giây, một kết quả chưa từng thấy trước đây.Cũng theo PhoneBuff, Galaxy S25 Ultra có thể nhanh hơn iPhone 16 Pro Max trong một số tác vụ, mặc dù người dùng cần sử dụng cả hai điện thoại thường xuyên để nhận thấy sự khác biệt. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho Apple, đặc biệt khi iPhone 16 Pro Max chạy trên phần mềm ổn định hơn so với bản Android 15 của Galaxy S25 Ultra.Sự cạnh tranh giữa Samsung và Apple sẽ càng trở nên thú vị khi A19 Pro ra mắt vào mùa thu năm nay với iPhone 17 Pro Max cùng với những tin đồn về phương pháp làm mát mới mà Apple sẽ áp dụng có thể giúp cải thiện hiệu suất.Bất chấp những kết quả này, nhiều người dùng iPhone cho biết họ vẫn cảm thấy hài lòng với hiệu suất của iPhone, ngay cả những mẫu tiêu chuẩn. Thực tế, ngay cả những chiếc iPhone cũ như iPhone 14 Pro Max vẫn mang đến hiệu suất làm việc khá tốt so với yêu cầu.Cuối cùng, mặc dù cuộc đua hiệu suất giữa Apple và Samsung đang ngày càng gay gắt, điều quan trọng là các công ty này không ngừng cải tiến công nghệ chip của mình để mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, thời lượng pin lâu hơn và khả năng AI (trí tuệ nhân tạo) mạnh mẽ hơn trong tương lai.Nghiên cứu hé lộ lý do tại sao Covid-19 gây rối loạn chức năng sinh dục nam
Công trình do kiến trúc sư trưởng đầu tiên của Sài Gòn là Alfred Foulhoux (1840 - 1892, người thiết kế Bưu điện Sài Gòn, Tòa án nhân dân TP.HCM) thiết kế, hoàn thành năm 1890.Trước năm 1945, nơi đây là chỗ ở và làm việc của các vị Phó toàn quyền và Thống đốc nên được gọi là Dinh Phó soái hoặc Dinh Thống đốc. Năm 1954, dinh được quốc trưởng Bảo Đại đổi tên là Dinh Gia Long (vị vua đầu tiên của triều Nguyễn).Đầu thập niên 1960, thời tổng thống Ngô Đình Diệm, để đề phòng đảo chính, dinh được xây thêm hầm tránh bom, được đúc bằng bê tông cốt thép rất kiên cố, sâu dưới mặt đất 4 m phía sau dinh (mé đường Lê Thánh Tôn ngày nay). Hầm có 4 cửa bằng sắt tấm nguyên khối nối với phòng làm việc của ông Diệm, có lối thoát ra đường Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.Công trình mang phong cách Phục hưng ⁽*⁾. Đầu tiên, nơi đây định làm Viện Bảo tàng Thương mại triển lãm sản vật của Nam kỳ nên hai bên cửa chính có hai cột trang trí bằng tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp (đã bị phá bỏ và thay bằng mái hiên vào năm 1943). Hiện tại, trên đỉnh mặt tiền công trình vẫn còn đầu tượng thần thương mại Mercury (theo thần thoại La Mã), đầu cột tạc đầu chiến binh, trên cửa sổ có đầu sư tử. Phù điêu, chi tiết trang trí như chim ó, rắn, cá hóa rồng, cá sấu, bồ nông ngậm mồi, hoa lá… là sự kết hợp giữa các biểu tượng trong thần thoại Hy Lạp, La Mã và sinh, động vật bản địa, biểu trưng cho sự trù phú, sức sống của Nam kỳ. Ánh sáng tự nhiên từ các khung cửa kính lớn được thiết kế tinh tế, rọi xuống chiếc cầu thang lớn nơi sảnh chính tạo thành điểm nhấn đặc biệt của công trình - nơi trở thành góc chụp hình cưới "kinh điển" của người dân TP.⁽*⁾ Khởi phát tại Ý từ thế kỷ 15, tái khám phá những giá trị cổ điển của kiến trúc La Mã và Hy Lạp: đề cao tỷ lệ, nhấn mạnh tính đối xứng, oai nghiêm, sử dụng hệ thống thức cột cổ điển…
Chân dung nữ doanh nhân Huỳnh Bích Ngọc
Vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO Cup 2025) có 8 đội bóng tham dự, chia làm 2 nhóm thi đấu, sau đó tìm ra đội duy nhất dự VCK. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long là 1 trong 2 tân binh của mùa giải năm nay (cùng Trường ĐH Đồng Tháp). Tuy lần đầu tiên tham dự, nhưng đội bóng này có sự đầu tư kỹ lưỡng, thậm chí so về độ "chịu chơi" thì không thua bất kỳ đại diện kỳ cựu nào. Về nhân sự, nhiều tháng trước, trường đã tổ giải bóng đá sinh viên toàn trường để tuyển chọn VĐV. Hầu hết các sinh viên có tố chất đều tham dự vì muốn có cơ hội bước ra sân chơi chuyên nghiệp. Vì vậy, giải có tới 52 đội bóng tranh tài, diễn ra suốt 2 tháng với sự góp mặt của hàng trăm sinh viên. Tuy nhiên, với tiêu chí sàng lọc khắt khe, chỉ có 67 "chân sút" lọt vào mắt xanh của Bn huấn luyện. Tiếp đó, 67 ứng viên phải trải qua nhiều bài kiểm tra về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và khả năng phối hợp. Tuyển chọn khách quan nên lực lượng đội rất đa dạng về thành phần, gồm nhiều khoa, ngành, độ tuổi. Song, có thể nói, 25 cầu được chọn của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đều là những "ngựa chiến", hứa hẹn là đội bóng "em út" nhưng không dễ bị "bắt nạt".Đáng chú ý hơn, khi những chú "ngựa chiến"được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm, tạo môi trường thuận lợi để nâng cao trình độ chơi bóng. Mỗi cầu thủ đều được tạo điều kiện tập luyện tốt nhất từ A-Z. Đầu tháng 11.2024 đến nay, mỗi tuần, đội đều có 3-4 ngày đá tập trên SVĐ tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Long. Nhờ nhiều lần đá giao hữu với đội năng khiếu, trẻ của tỉnh này mà các cầu thủ ngày càng quen với cường độ thi đấu cao.Ông Lê Thanh Quang Đức, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (ban huấn luyện đội) cho biết, tính đến nay, số tiền đầu tư cho đội đã lên đến 100 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên mà nhà trường "chơi lớn"để sinh viên được tham dự một giải bóng đá. Một phần lý do là lãnh đạo nhà trường đam mê "môn thể thao vua", một phần là đánh giá rất cao giải bóng đá do Báo Thanh Niên tổ chức. Trên tinh thần đó, đội đến với TNSV THACO Cup 2025 với tâm lý khá thoải mái. Năm nay, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long nằm cùng nhóm B với Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Tây Đô và đương kim vô địch khu vực là Trường ĐH Trà Vinh. Ban huấn luyện đội đánh giá đây nhóm đấu khá "dễ thở". Ngoài lối chơi "khó chịu" của Trường ĐH Trà Vinh thì đội nhà hoàn toàn có thể chơi sòng phẳng, ngang ngửa với 2 trường còn lại. Khả năng giành 1 trong 2 vị trí dẫn đầu nhóm đấu này là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, đội cũng cẩn trọng cho rằng, thể thao có rất nhiều điều bất ngờ, khó thể nói trước điều gì. Vì chưa quen với không khí thi đấu, ban huấn luyện dự đoán phần việc của "người gác đền" sẽ có nhiều việc phải làm. Vấn đề này thì trường có phần yên tâm khi đội huy động tới 3 thủ môn, đáng chú ý có cầu thủ Huỳnh Cao Tấn Lợi (21 tuổi) đã từng có kinh nghiệm dự giải U17 và U21 quốc gia. Còn về dàn công, đội sẽ xây dựng chiến thuật "truyền lửa", đó là tinh thần đoàn kết, thống nhất chứ không phụ thuộc vào bất kỳ một ngôi sao nào. Với lần đầu tiên tham dự giải, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long không đặt nặng vấn đề thành tích, nhưng sinh viên phải đạt yêu cầu về tinh thần thi đấu. "Thắng hay thua không quan trọng bằng việc các bạn đá tốt, đá sạch, mang hình ảnh đẹp của trường đến với giải. Kết quả như thế nào thì các cầu thủ cũng phải thể hiện khí chất, bản lĩnh, sức trẻ của sinh viên trên tinh thần hội nhập, kết nối, giao lưu với các trường bạn. Bởi, nếu thua trên sân nhưng thắng trong lòng người hâm mộ cũng rất đáng tự hào", ông Lê Thanh Quang Đức chia sẻ. Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Tập 17 Solo cùng bolero lên sóng với màn tranh tài của dàn thí sinh gồm Quỳnh Lê, Nhất Minh và Trường Ân. Trong đêm thi, họ phải thể hiện một bài hát đơn và cùng kết hợp trong một bài hát nhóm, dưới sự đánh giá của ban giám khảo gồm danh ca Phương Dung, danh ca Ngọc Sơn, đạo diễn Vũ Thành Vinh, ca sĩ Quang Lê và ca sĩ Tố My. Nhất Minh - chàng trai đến từ Bạc Liêu chọn ca khúc Những lời này cho em để chinh phục ban giám khảo. Trên sân khấu, anh gây ấn tượng bởi chất giọng trầm ấm, cách xử lý nốt cao khéo léo. Màn trình diễn của nam thí sinh khiến các nghệ sĩ gạo cội như Phương Dung, Ngọc Sơn tán thưởng, thậm chí cho điểm tuyệt đối để động viên.Theo danh ca Phương Dung, độ dày trong giọng hát của Nhất Minh làm người nghe xúc động. Nữ giám khảo đánh giá các ca khúc của nhạc sĩ Trúc Phương không dễ hát, vì cách láy khác lạ. Tuy nhiên, bà khen ngợi khi Nhất Minh thể hiện một cách dễ dàng nên “việc tôi cho bạn điểm tuyệt đối không có gì ngạc nhiên”. Theo Quang Lê, chương trình càng đi về sau, cảm xúc càng dâng đầy. “Đến lúc này tôi không có gì để chê em cả. Trước đó, em gây ấn tượng với giám khảo khi hát Linh hồn tượng đá. Tôi nghĩ em nên dùng ca khúc đó cùng với Những lời này cho em làm hành trang đi diễn sau này. Em hát rất đạt, rất ấn tượng. Là ca sĩ chuyên nghiệp mà tôi không soi ra lỗi gì. Tôi cho em 10 điểm”. Tố My bất ngờ khi thí sinh lột xác qua từng vòng, tiến bộ hơn khi tham gia Solo cùng bolero. Cô đánh giá Nhất Minh là ứng viên nặng ký của chương trình. “Bạn cho tôi cảm giác như một nghệ sĩ chuyên nghiệp đang trình diễn vì lột tả cảm xúc tác giả gửi gắm vào. Tôi công bố luôn là sẽ cho bạn 10 điểm”, nữ giám khảo cho hay. Trong khi đó, danh ca Ngọc Sơn khuyên đàn em nên chú ý cột hơi để có phần trình diễn hoàn thiện hơn. “Bạn phải nghiên cứu, học hỏi để chạm đến tình cảm của đại gia đình khán giả”, ông nhắn nhủ. Dù đánh giá cao phần thể hiện của Nhất Minh song đạo diễn Vũ Thành Vinh cần đàn em bứt phá hơn ở vòng thi sau. “Ca sĩ đi hát cần những bài đinh, để đến đâu người ta cũng nhắc đến. Nhất Minh có khả năng đó nhiều nhất”, ông nhấn mạnh.
Bãi đậu xe trước cổng trường
Thơ nói thêm: “4 năm trải nghiệm có lẽ là đủ để chứng minh mình yêu thành phố này. Với mình, quyết định ở lại hay rời đi đều đã được cân đo, suy nghĩ thấu đáo. Mình muốn sống gần gia đình, mang sự hiểu biết của bản thân để truyền đạt lại cho những em nhỏ ở quê. Mình cũng bị viêm xoang mãn tính, vì vậy không khí trong lành ở quê sẽ phù hợp với tình trạng sức khỏe hơn”.